Remote Job Work From Home | Làm việc Từ Xa

[English] - [Tiếng Việt Bên Dưới, Vui lòng đọc thêm]

work remote

Many people say that the Information Technology (IT) industry and programming are merely about working with machines. However, according to the perspective of Marxist economics, computers are just tools, means of labor, and programming truly requires interaction and communication among humans. In programming, efficiency is only achieved when there is collaboration and communication among team members. This not only optimizes individual performance but also determines the success of the project.

During the COVID-19 pandemic, the company mandated all employees to work remotely, coding from home. At times, it was quite comfortable, you could mute the microphone, turn off the camera to focus on work, or even attend meetings while lying down, perhaps even falling asleep during the meeting 😆. However, after a while, the number of meetings increased, making me feel overwhelmed and unable to keep up with my colleagues. Despite having over 4-5 years of experience and always being confident that coding alone was sufficient, I overlooked the importance of communication and discussions with the team. Gradually, I felt isolated, missed opportunities to contribute to the project, and eventually experienced burnout, leading me to leave the company.

After gaining extensive experience in remote work, I've distilled several valuable lessons, which can be summarized as follows::

1. Communication is Key: Understanding the importance of communication is crucial for personal success and the success of the team. Remote communication is more challenging than face-to-face communication, and it's difficult for others to understand where you might be facing issues.
2. Avoid Overreliance on Email and Chat: While emails and chat are convenient, sometimes a 15-minute direct conversation can solve a problem faster than spending an hour on a thousand lines of chat.
3. Participate in Online Meetings: Use the camera to show engagement, but you can feel free to turn it off if you are confident in working effectively. The important thing is to actively contribute ideas and respect your colleagues.
4. Contribute Ideas and Ask Questions: When attending meetings, find ways to contribute value instead of working in isolation. Always know how to ask questions to stimulate interaction. Pose multiple questions to encourage collective thinking and problem-solving before diving into coding.
4. Break the Silence: Don't stay too silent within the team; dare to ask questions and express opinions. Don't fear making mistakes because sometimes asking seemingly simple questions can spark valuable discussions.
5. Focus During Meetings: Avoid distractions and maintain focus during meetings. If you don't understand something, ask questions immediately rather than staying silent and asking later, wasting others' time. There were times when I lost focus, didn't understand the meeting's topic, and had nothing to contribute. In such situations, gently ask about the discussed topic and follow up with additional questions to open up the discussion (Willing to look stupid).

👉These experiences stem from instances of burnout during my time at a previous company. Of course, this is a perspective and learning derived from personal experience, and each individual may have a different approach. How about you? Working remotely recently, what has been your perception? Feel free to leave a comment so that we can share experiences! 😀


[Vietnamese - Tiếng Việt]
Làm Việc Từ Xa

Nhiều người nghĩ rằng ngành Công nghệ Thông tin (CNTT) và lập trình chỉ đơn thuần là làm việc với máy móc. Tuy nhiên, theo quan điểm Kinh tế học Mác Lê, máy tính chỉ là công cụ, là tư liệu lao động, và lập trình thực sự đòi hỏi sự tương tác và giao tiếp giữa con người. Trong lập trình, hiệu quả chỉ đạt hiệu suất cao khi có sự kết hợp trong giao tiếp giữa thành viên trong Team. Điều này không chỉ tối ưu hóa hiệu suất cá nhân mà còn quyết định thành công của dự án.

Vào đợt dịch COVID 2019, công ty bắt buộc tất cả nhân viên phải làm remote, với việc ngồi code tại nhà, đôi khi rất thoải mái, mình có thể tắt mic, tắt camera để tập trung công việc, hoặc làm việc riêng, có khi ngủ luôn trong lúc đang họp 😆 . Nhưng sau một thời gian, số lượng cuộc họp tăng lên, làm mình cảm thấy đuối và không theo kịp đồng nghiệp. Mặc dù mình có nhiều kinh nghiệm trên 4-5 năm rồi, và luôn tự tin rằng chỉ cần code là đủ, mình đã bỏ qua phần giao tiếp, thảo luận cùng Team. Nhưng, dần dần mình thấy trở nên bị cô lập, mất cơ hội đóng góp vào dự án, và cuối cùng là burn out và rời bỏ công ty.

May mắn thay, sau khi rời đi, tôi có cơ hội trò chuyện với nhiều đồng nghiệp khác, họ chia sẻ những kinh nghiệm làm việc remote và cách vượt qua những thách thức. Họ đã trải qua những khó khăn giống nhau và giúp tôi hiểu rõ hơn về cách duy trì sự kết nối và hiệu suất trong môi trường remote.

Sau nhiều lần làm việc từ xa (remote), mình rút ra một số kinh nghiệm như sau:

1. Giao tiếp là Chìa Khóa: Nhận thức về tầm quan trọng của giao tiếp là sự thành công của bản thân và cả Team. Giao tiếp remote khó khăn hơn giao tiếp trực tiếp nhiều lần, và khó để người khác hiểu được bản thân mình gặp vấn đề ở đâu.
2. Email và Chat không nên quá lạm dụng: Dù có email và chat rất thuận tay, nhưng đôi khi chỉ 15 phút nói chuyện trực tiếp là có thể giải quyết được vấn đề nhanh hơn là ngồi đó chat trong 1 tiếng với 1000 dòng chat.
3. Tham gia trong Buổi Họp Online: Sử dụng camera để thể hiện sự tập trung, nhưng cũng có thể tắt nếu bạn tự tin làm việc hiệu quả. Điều quan trọng là tham gia tích cực đóng góp ý kiến & tôn trọng đồng nghiệp.
4. Đóng Góp Ý và Câu Hỏi: Khi tham gia buổi họp, hãy tìm cách đóng góp giá trị thay vì chỉ làm việc riêng. Luôn biết cách đặt ra câu hỏi để tạo sự tương tác. Đặt ra nhiều câu hỏi để mọi người cùng suy nghĩ, tìm cách giải quyết trước khi bắt đầu viết Code.
5. Thoát Khỏi sự im Lặng: Đừng quá im lặng trong team, hãy dám đặt câu hỏi, đưa ra ý kiến. Không sợ mắc lỗi vì nhiều khi hỏi câu ngu lại giúp kích thích thảo luận.
6. Tập Trung vào Buổi Họp: Tránh tình trạng mất tập trung. Nếu không hiểu vấn đề, hãy hỏi lại và đặt những câu hỏi lập tức, thay vì im lặng rồi hỏi lại sau buổi họp, làm mất thời gian người khác. Lúc trước mình vì thiếu tập trung nên mình không biết cuộc họp đang nói về vấn đề gì, dẫn đến không biết gì để mà phát biểu góp ý, những lúc thế này chúng ta có thể chữa cháy bằng cách nhẹ nhàng hỏi lại vấn đề đang được bàn luận, và hỏi tiếp những câu hỏi follow up để gợi mở được hướng thảo luận (Willing to look stupid).

👉Những kinh nghiệm này là hệ quả từ những lần burnout khi làm việc ở công ty cũ. Tất nhiên, đây là góc nhìn và học từ trải nghiệm cá nhân, mỗi người có một cách tiếp cận khác nhau. Còn bạn thì sao? Làm việc remote trong thời gian vừa qua, bạn cảm nhận như thế nào? Cứ thoải mái để lại bình luận để chúng ta có thể chia sẻ kinh nghiệm nhé! 😀

Comments